Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Dịch Vụ Điện Toán Đám Mây Giành Cho Giáo Dục

Nếu xây dựng cả một hệ thống máy tính hoặc sử dụng những phần mềm không có bản quyền thì chắc chắn sẽ mất một khoản chi phí rất lớn nên hãy ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây cho giáo dục để quản lý hệ thống CNTT nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy học, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu.


Áp dụng công nghệ đám mây vào giáo dục

Việc tận dụng dịch vụ điện toán đám mây cho giáo dục sẽ tiết kiệm đáng kể ngân sách của các trường học. Công nghệ điện toán đám mây cung cấp một moio trường lưu trữ và chia sẻ thông tin dữ liệu vô cùng lớn và hiệu quả. Giáo dục là một thị trường rộng lớn để truyền bá sản phẩm, các nhà cung cấp dịch vụ biết điều đó sẽ làm bất cứ điều gì có thể để tiếp thị những sản phẩm máy chủ lưu trữ trên nền điện toán đám mây này từ việc tài trợ các học bổng cho đến tiếp nhận những nhân tài có khả năng đóng góp cho sự phát triển của mình.

Những ứng dụng của điện toán đám mây

Có hàng trăm ứng dụng dành cho ngành giáo dục và việc tranh thủ các ứng dụng này để nâng cao khả năng học tập là thật sự cần thiết. Đây là cơ hội tốt cho giáo dục, làm việc và học tập trên môi trường công nghệ hiện đại với công nghệ tiên tiến nhất chính là cách nhanh chóng nhất để sinh viên có thể đạt được những hiểu biết phong phú nhất. Các ứng dụng được xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây sẽ mang lại nhiều tiện ích cho nhà trường như không cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng quá lớn, không phải mua bản quyền cũng như giảm thiểu rủi ro và công sức cho việc vận hành hệ thống CNTT trong nhà trường.


Định hướng tương lai

Điện toán đám mây đang bùng nổ và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động đối với tất cả mọi lĩnh vực. Trong tương lai nên đẩy mạnh ứng dụng điện toán đám mây vào giảng viên và sinh viên như phổ biến bài giảng đến từng sinh viên, nếu sinh viên có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu thì xây dựng các lớp trực tuyến, hỗ trợ không gian lưu trữ tài liệu trên mạng để có thể bắt kịp xu hướng CNTT thế giới và tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận đến công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất.



Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Điện Toán Đám Mây

Hầu hết các chủ doanh nghiệp không có hiểu biết đầy đủ về công nghệ điện toán đám mây trong quản lý cửa hàng dẫn đến sự nghi ngờ về tính hiệu quả của công nghệ này trong việc quản lý kinh doanh. Trong những năm gần đây, ngành bán lẻ Việt Nam đang có những tiến bộ vượt bậc trong việc hưởng ứng cuộc cách mạng công nghệ điện toán đám mây vào sản xuất và vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của của người tiêu dùng.


Thực trạng áp dụng công nghệ đám mây

Nếu nhìn một cách tổng quan, chỉ một số đơn vị lớn có khối lượng khách hàng khổng lồ và phải xử lý hàng triệu đơn hàng mỗi ngày áp dụng thành thạo khoa học vào quản lý, đối với những doanh nghiệp nhỏ lại chưa phổ biến lắm. Thay đổi cách nghĩ của những đơn vị này là điều cần thiết để đổi mới ngành bán lẻ. Mặc dù phát triển như vậy nhưng việc ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý vẫn là vấn đề đau đầu đối với hầu hết mọi doanh nghiệp trên cả nước. Ngoài một số đơn vị bán lẻ nước ngoài hay doanh nghiệp lớn bắt đầu ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào hoạt động thì phần lớn khu vực bán lẻ truyền thống (cửa hiệu, shop… trên khắp các con phố, tỉnh thành) hiện vẫn đang im ắng với việc ứng dụng CNTT vào công việc của mình. Ngay cả hệ thống siêu thị bán lẻ BigC đến đầu năm 2015 mới bắt đầu triển khai giải pháp đám mây vào hoạt động của doanh nghiệp, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng.

Khảo sát nghiên cứu các doanh nghiệp

Trong cuộc khảo sát hơn 1.000 khách hàng là các chủ shop, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có kinh doanh online (lấy mẫu ngẫu nhiên từ 10,000 khách hàng sử dụng giải pháp thiết kế website Bizweb, công ty cổ phần công nghệ DKT) thực hiện hồi tháng 4/2015, có 33.8% người cho biết họ chỉ sử dụng sổ sách để quản lý cửa hàng, 57.5% sử dụng file excel, còn số lượng cửa hàng có cài phần mềm bán hàng offline và online chỉ đạt hơn 20%. Do hầu hết các chủ doanh nghiệp không có hiểu biết đầy đủ về công nghệ điện toán đám mây trong quản lý cửa hàng dẫn đến sự nghi ngờ về tính hiệu quả. Họ cho rằng việc bỏ thêm một khoản tiền để quản lý là không cần thiết. Bên cạnh đó, rất nhiều người e ngại quy trình ứng dụng công nghệ phức tạp, nguồn vốn đầu tư quá lớn hay sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có hiểu biết, kinh nghiệm ứng dụng Internet trong quản lý, vận hành (các cửa hàng nhỏ chỉ có khoảng 1-2 nhân viên) cũng ảnh hướng đến kế hoạch phát triển của cửa hàng.

Giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp

Việc sử dụng phần mềm bán hàng ngày càng trở nên cần thiết hơn trong ngành kinh doanh, từ bán lẻ truyền thống cho tới bán online. Tuy nhiên hiện nay do có quá nhiều vướng mắc mà các doanh nghiệp bán lẻ chưa đánh giá đúng, đủ việc tận dụng phần mềm quản lý bán hàng vào kinh doanh. Trong khi đó, thực trạng kinh doanh tiểu thương, nhỏ lẻ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc ứng dụng công nghệ vào quản lý cửa hàng truyền thống. Cách hữu hiệu nhất đó chính là thuê máy chủ ảo áp dụng công nghệ điện toán đám mây vào quản lý kinh doanh để có thể tối ưu hóa hiệu quả làm việc mà chi phí lại phải chăng.

Những Lời Khuyên Khi Tạo Tên Miền

Tạo lập một tên miền dễ nhớ, gây ấn tượng với mọi người đặc bieetf là những khách hàng mục tiêu luôn là việc ai cũng muốn nhưng để tạo được một tên miền như vậy không hề đơn giản chút nào. Những lời khuyên khi tạo tên miền dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.


Quy tắc 1 : Càng ngắn càng tốt

Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng lựa chọn tên miền ngắn gọn luôn là một giải pháp khôn ngoan nhất ( msn.com, hp.com, ...) vì tên miền ngắn thì dễ để lại ấn tượng, dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và đặc biệt dễ tạo nên những logo, nhãn hiệu đẹp

Quy tắc 2 : Dễ nhớ

Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên nhu Buy.com, Sell.com... và những tên đặc biệt tạo ấn tượng như Google.com, gmail.com. Những tên miền có âm điệu đặc biệt, có ý nghĩa hình tượng, dễ đọc sẽ dễ gây ấn tượng. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng tạo những cảm giác như khó đọc, khó hình dung, khó nhớ, dễ nhầm lẫn thì tốt hơn nên chọn tên khác. Tên miền ngộ nghĩnh, dễ thương như Alibaba.com cũng sẽ để lại ấn tượng sâu sắc với mọi người. Trong thế giới của internet, tạo được một chỗ đứng trong trí nhớ của khách hàng là bạn đã thành công được một bước vô cùng lớn.


Quy tắc 3: Không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu có tên miền gần giống với một thương hiệu nổi tiếng sẵn có, bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối cũng như không bao giờ tạo được một chỗ đứng vững mạnh cho mình. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( - ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.

Quy tắc 4: Khó viết sai

Nếu mọi người viết sai tên miền của bạn một lần, họ sẽ sẽ viết sai nó tiếp, tạo tên miền quá phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Tạo một tên miền quá dài và khó sẽ khiến mọi người chán nản mỗi khi muốn truy cập website của bạn. Thậm chí sẽ có những kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác. 

Quy tắc 5: Tên miền phải liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn

Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại vô cùng khó khăn mỗi khi tạo lập một tên miền vì trước đó đã có vô số tên miền. Nếu có quá nhiều tên đã được đặt về lĩnh vực của bạn, hãy tìm đến những mối liên quan khác như chức năng, mục đích của website bạn muốn tạo. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là restaurant, thì tên thích hợp sẽ là www.Arestaurant.com. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm đến những tên miền có đuôi khác như là .BIZ, .INFO nếu những loại thường dùng không còn.

Quy tắc 6: Tên miền phải luôn xoay quanh khách hàng mục tiêu hướng đến

Đa phần mọi người dùng Internet hiện nay đều đã quen thuộc với các tên miền có đuôi .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Còn nếu bạn muốn tập trung vào kinh doanh ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,...) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

Tìm Hiểu Về Managed Web Server

Managed Web Server là gì? Đây là một dạng máy chủ trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing). Đây là một giải pháp toàn giúp cho khách hàng thuê máy chủ có thể dễ dàng hơn trong công tác quản lý dữ liệu của mình.


Một khi các gói dịch vụ Web Hosting trên máy chủ thông thường không còn phù hợp thì khách hàng sẽ phải lựa chọn thuê Server VPS hoặc Máy chủ Dedicated. 

Tuy nhiên, cần phải có các nhân viên IT để có thể vận hành được những máy chủ này, hoặc khách hàng phải có kinh nghiệm về quản trị máy chủ để tối ưu và khai thác hiệu quả, khắc phục sự cố kỹ thuật. Việc thuê IT giỏi có kinh nghiệm quản trị Web Server sẽ sẽ quá phung phí và thật không cần thiết khi khách hàng thuê máy chủ chỉ để quản lý vài Website. Song song đó, các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, tính riêng tư khi thuê Server cũng là một yếu tố đlàm mọi người e ngại. Đó chính là lý do Managed Web Server ra đời.

Managed Web Server là máy chủ trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing). Đây là một giải pháp toàn giúp cho khách hàng có thể dễ dàng hơn trong công tác quản lý dữ liệu của mình. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ thường xuyên giúp khách hàng  theo dõi, bảo trì, khắc phục sự cố, tư vấn cho khách hàng các tùy chỉnh vào thời điểm cần thiết, điều chỉnh cấu hình theo yêu cầu khách hàng. 

Nếu bạn chỉ thuê 1 máy chủ thì những rủi ro có thể xảy ra là rất cao khi máy chủ gặp sự cố, cần phải cài đặt lại mọi thứ và rất bất cập. Còn nếu thuê 2 máy chủ, và để một máy dự phòng thật lãng phí. Công nghệ điện toán đám mây giúp tạo một hệ thống máy chủ từ một cụm máy chủ, thỏa mãn các yêu cầu về an toàn, đảm bảo an ninh và giảm tối thiểu thời gian chịu lỗi khi có sự cố. Managed Web Server sẽ là một giải pháp tiết kiệm ngân sách cũng như thời gian cho tất cả những ai sử dụng dịch vụ, mang lại sự ổn định cho hệ thống websit, đồng thời đảm bảo việc kinh doanh và hình ảnh doanh nghiệp được đảm bảo an toàn.

Các Loại Hình Của Cloud Hosting

Cloud hosting là dạng dịch vụ lưu trữ mới nhất đang nổi như cồn qua những năm gần đây. Cloud hosting được hiểu là “Tách và Quản Lý” – “Divide and Rule” – tài nguyên cần thiết để duy trì trang web của bạn được dàn trải qua nhiều hơn một máy chủ web. Điều này giảm thiểu tối đa thời gian bảo trì trong trường hợp một máy chủ bị lỗi.  Các loại hình Cloud Hosting thường thấy bao gồm:



Windows Hosting

Dịch vụ Windows hosting sử dụng hệ điều hành Window Server 2008 được cài đặt các ứng dụng mã nguồn lập trình cho ASP hoặc ASP.NET với hệ thống cơ sở dữ liệu MSSQL (2008), tương thích với các mã nguồn phổ biến hiện nay, ngoài ra dịch vụ Windows hosting được sử dụng bản quyền phần mềm Parallels Plesk Control giúp bạn có thể dễ dàng quản lý hosting và sử dụng nhiều tiện ích như quản lý lượng truy cập, dữ liệu, database (powerpack).

Linux Hosting

Linux Hosting thích hợp với các đối tượng khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trữ website PHP/MySQL trong giai đoạn đầu phát triển, bạn có thể chủ động nâng cấp lên các gói dịch vụ cao hơn khi cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu và thời gian hoạt động của website một cách nhanh chóng, ngoài ra dịch vụ Linux Hosting hỗ trợ tối đa các mã nguồn mở thông dụng hiện nay, có nhiều gói dịch vụ đa dạng giúp bạn có thể thoải mái lựa chọn theo đúng nhu cầu sử dụng và nhận được nhiều ưu đãi với giá thành hợp lý.

Email Hosting

Hệ thống máy chủ Mail Hosting là giải pháp tối ưu cho nhu cầu sử dụng số lượng Email lớn với mức độ liên tục. Đảm bảo khả năng gửi nhận Email offline và online giữa hai hệ thống được liên tục, không bị gián đoạn mà vẫn an toàn.

Storage Host

Storage hosting là gói dịch vụ web hosting chuyên nghiệp với đường truyền tốc độ cao, đảm bảo cho việc lưu trữ và chia sẻ các dữ liệu thông tin. Storage hosting cũng thích hợp với việc xây dựng hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau nhanh chóng mà vẫn đảm bảo không bị rò rỉ. Storage hosting phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ muốn có một hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu lớn nhưng lại tiết kiệm được chi phí.

Những Lợi Ích Từ Dịch Vụ Cloud Hosting

Cloud hosting là một thuật ngữ khá mới, vậy Cloud Hosting là gì? Lợi ích từ dịch vụ Cloud hosting như thế nào. Thực chất Cloud Hosting hoạt động giống như hầu hết các loại web hosting thông thường như chúng ta đã biết nhưng khác nhau ở chỗ nó chạy trên các máy chủ Cloud nên được gọi là Cloud Hosting.



Cloud Hosting là gì?

Cloud Hosting là gì? Đây là một câu hỏi khá nhiều người vẫn còn đang mơ hồ. Dịch vụ này cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức, website TMĐT, thậm chí là các cá nhân, diễn đàn có yêu cầu cao về quản lý thông tin dữ liệu hiệu quả, ổn định, khả năng mở rộng bất cứ khi nào có nhu cầu, tốc độ truy cập website cực nhanh. Cloud Hosting hoạt động trên nền điện toán đám mây (cloud computing), mang đến tốc độ truy xuất nhanh dù là ở bất đâu bất cứ khi nào chỉ cần được kết nối với Internet, an toàn dữ liệu cao cũng như giảm thiểu tối đa khả năng downtime cho website. Cloud Hosting sẽ mang lại cho khách hàng sự yên tâm và mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh và công việc.

Lợi ích từ dịch vụ Cloud hosting

Dịch vụ Cloud Hosting cho phép các trang web dù là rất nhỏ, chưa có chút tên tuổi nào cũng được hưởng lợi từ công nghệ tiên tiến nhất với một mức giá mà có thể làm hài lòng tất cả khách hàng. Cloud hosting dựa trên công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay cho phép không giới hạn số lượng máy chủ cho một website hoặc một hệ thống website. Cloud hosting cho phép mở rộng rất cao, cho phép người dùng sử dụng tài nguyên và bảo mật của một trang web lưu trữ trên đám mây được đảm bảo bởi nhiều máy chủ. Công nghệ điện toán đám mây cũng loại bỏ bất kỳ giới hạn vật lý cho sự phát triển và làm cho giải pháp lưu trữ trở nên cực kỳ linh hoạt. 

Bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề bảo mật hay sao lưu dữ liệu. Tất cả mọi thông tin dữ liệu trên web của bạn sẽ được sao lưu liên tục và bảo vệ an toàn một cách tuyệt đối. Nếu có bất kỳ 1 máy chủ nào trong hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc, hệ thống sẽ tự động chuyển đổi sang máy chủ vật lý khác. Một số mô hình Cloud hosting trên thế giới: WordPress.com, Facebook.com, dịch vụ iCloud của Apple. Hệ thống luôn được duy trì sự ổn định ở mức trên 100%. 

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Hãy Lựa Chọn Đúng Khi Thuê Dịch Vụ Máy Chủ

Dịch vụ máy chủ ảo VPS - Hãy lựa chọn đúng

Với sự phát triển không ngừng của CNTT như hiện nay thì nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu trực tuyến ngày càng tăng cao. VPS được coi là một sản phẩm công nghệ tiên tiến và phù hợp nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Hiện nay có rất nhiều công ty lựa chọn dịch vụ máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server) để đưa website của họ lên. Tìm kiếm và lựa chọn một dịch vụ VPS có thể giúp cài đặt và chạy website ổn định là một nhiệm vụ khó khăn.



1. Nhiều người chọn các gói dịch vụ VPS dựa trên nền tảng Linux vì chi phí rẻ hơn, và thường bảo mật hơn. Trên thế giới có các nhà cung cấp hàng đầu như Bluehost, Hostgator, Dream host... Ở Việt Nam cũng có rất nhiều, trong số đó phải kể đến PA Vietnam, Nhân Hòa, VDO, Thế Giới Số...

2. Một điều khá quan trọng khi bạn thuê máy chủ ảo VPS, đó là mức sử dụng của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để bạn không phải lãng phí tiền bạc cho những dịch vụ mà bạn không cần dùng. Nhiều công ty cũng tư vấn giúp bạn xem dùng gói dịch vụ nào là thích hợp cho một website mới, khả năng mở rộng tài nguyên VPS trong tương lai khi nhu cầu của bạn tăng lên.

3. Trước khi thuê máy chủ ảo VPS, bạn có thể tham khảo các bài review dịch vụ của những người đã sử dụng trước đó để bạn có nhiều thông tin hơn. Nó sẽ cho bạn một khái niệm nhà cung cấp nào bạn cần nhất với nhu cầu của mình. Tìm đọc các bài review dịch vụ rất đơn giản thông qua google.com.vn hoặc cococ.vn. Các cụm từ có thể là tên nhà cung cấp cộng với từ "đánh giá", "review", "nhận xét". Sẽ có rất nhiều kết quả review cho bạn tham khảo.

4. Nếu công ty bạn đang muốn thuê chưa có hoặc ít review. Có thể là họ mới cung cấp dịch vụ, nhưng điều đó không có nghĩa là dịch vụ của họ kém hoặc không chuyên nghiệp. Trong trường hợp này bạn vẫn có cơ hội dùng dịch vụ của họ, nhưng nên xem xét kỹ đề xuất/tư vấn của họ với bạn. Giá cả của họ có hợp lý không? Việc hỗ trợ của họ đến đâu? Các dịch vụ phụ như thuê thêm RAM, HDD... có đắt không?

5. Chắc hẳn bạn luôn có các câu hỏi với nhà cung cấp dịch vụ. Và tôi khuyên bạn nên liên lạc với họ qua điện thoại để trao đổi trực tiếp, qua đó bạn cũng có thể đánh giá xem cách trả lời của họ có chuyên nghiệp không. Nếu họ từ chối hoặc không đưa ra được câu trả lời, thì đó là lúc bạn nên dừng cuộc điện thoại rồi tìm kiếm một nhà cung cấp khác.

Có Những Loại RAID Nào Dành Cho Server?

Có những loại RAID nào dành cho server?

Trước hết RAID (Redundant Arrays of Inexpensive Disks có nghĩa là các dãy đĩa dư thừa độc lập) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. Có khá nhiều loại RAID chủ yếu được chia thành 5 cấp độ chính, ngoài ra còn một số loại RAID khác ít được sử dụng rộng rãi. Mỗi cấp độ có các tính năng riêng, hầu hết chúng được xây dựng từ hai cấp độ cơ bản là RAID 0 và RAID 1. Dưới đây sẽ giới thiệu một số loại RAID thường được sử dụng nhất.



RAID 0

Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn có thể hình dung mình có 100MB dữ liệu và thay vì dồn 100MB vào một đĩa cứng duy nhất, RAID 0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết. Từ đó bạn có thể dễ dàng suy ra nếu có 4, 8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa thì tốc độ sẽ càng cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại, sản phẩm phần cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không nhiều. Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.

RAID 1

Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).

RAID 5

Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.

RAID 6

RAID 6 phần nào giống như RAID 5 nhưng lại được sử dụng lặp lại nhiều hơn số lần sự phân tách dữ liệu để ghi vào các đĩa cứng khác nhau. Ví dụ như ở RAID 5 thì mỗi một dữ liệu được tách thành hai vị trí lưu trữ trên hai đĩa cứng khác nhau, nhưng ở RAID 6 thì mỗi dữ liệu lại được lưu trữ ở ít nhất ba vị trí (trở lên), điều này giúp cho sự an toàn của dữ liệu tăng lên so với RAID 5. RAID 6 yêu cầu tối thiểu 4 ổ cứng. Trong RAID 6, ta thấy rằng khả năng chịu đựng rủi ro hư hỏng ổ cứng được tăng lên rất nhiều. Nếu với 4 ổ cứng thì chúng cho phép hư hỏng đồng thời đến 2 ổ cứng mà hệ thống vẫn làm việc bình thường, điều này tạo ra một xác xuất an toàn rất lớn. Chính do đó mà RAID 6 thường chỉ được sử dụng trong các máy chủ chứa dữ liệu cực kỳ quan trọng.

RAID 0 1 (hay còn gọi là RAID 10)

Có bao giờ bạn ao ước một hệ thống lưu trữ nhanh nhẹn như RAID 0, an toàn như RAID 1 hay chưa? Chắc chắn là có và hiển nhiên ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính vì thế mà hệ thống RAID kết hợp 0 1 đã ra đời, tổng hợp ưu điểm của cả hai “đàn anh”. Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0 1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0 1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu “thấy được” là (4*80)/2 = 160GB.

Cpu Máy Chủ Khác Gì So Với Cpu PC

CPU PC được sản xuất để phục vụ cho công việc cá nhân. Trong khi đó, CPU server được sản xuất để phục vụ cho công việc của doanh nghiệp. Với hai mục đích và hai đối tượng người dùng khác nhau như vậy. Liệu, CPU máy chủ có thể dùng thay thế cho PC được không? Hoặc ngược lại? Đáp án cho câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết.

CPU máy chủ có gì khác so với CPU PC?

Đối với Intel, các dòng CPU máy chủ phổ biến là dòng CPU Xeon. Còn các dòng CPU dành cho PC gồm các dòng: Atom, Celeron, Pentium, Core Duo, Core i3, Core 5, Core i7…
Về cấu tạo, thì CPU PC giống với CPU máy chủ đều gồm 3 phần: Bộ điều khiển ( Control Unit ); Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit); Thanh ghi ( Register )



Nhưng điểm khác biệt đó là:

Số nhân/số luồng

Các CPU PC thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, 6 nhân rất ít xuất hiện trên thị trường phổ thông, còn 8 nhân trở lên (CPU đa nhân) chỉ dành cho các CPU máy chủ. Khi máy tính được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc lớn nhanh hơn bình thường. Ta cứ hình dung 1 CPU đa nhân sẽ giống một quầy thu ngân, càng có nhiều nhân viên thì cùng lúc sẽ tính tiền được cho nhiều khách hàng hơn. Vì vậy, chip 8 nhân của CPU máy chủ sẽ giúp công việc của bạn nhanh hơn nhiều so với chip 4 nhân của CPU PC. Ngoài ra, các CPU máy chủ còn sử dụng công nghệ có tên gọi là “siêu phân luồng”. Công nghệ này sẽ giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.

Bộ nhớ cache

Bộ nhớ cache thường có ở Chíp, Ram và cả trên ổ cứng. Do đọc dữ liệu từ cache nhanh hơn đọc từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng tăng đáng kể. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn. Cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các PC. Cụ thể là cache  của máy chủ là 24MB (Xeon E7), cache trên các PC là 6MB (core i7).

Speed (Tốc độ xử lý), xung nhịp

CPU PC tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng nhanh và tức thời. CPU PC thích hợp với làm việc cá nhân, chơi game. Nhưng do xung nhịp cao nên CPU dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU máy chủ.

Tính năng tiết kiệm điện

Với CPU máy chủ dựa trên nền tảng CPU Xeon, lượng tiêu thụ điện năng trên máy là rất ít. Đối với một người dùng cá nhân thì tính năng này có thể không quan trọng, tuy nhiên đối với máy tính hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần thì  mức hao phí điện năng là một con số khá lớn, đây thường là mối bận tâm của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, so với CPU PC thì CPU Intel Xeon còn nhiều tính năng vượt trội khác như: tính khả dụng, khả năng bảo trì, và tính bảo mật…

Khái Niệm Về Hệ Điều Hành Linux

Hệ điều hành Linux là gì?

- Linux là gì?

Tại sao nói hệ điều hành linux là không chính xác. Đơn giản vì một mình linux không tạo nên hệ điều hành. Linux không phải là hệ điều hành, Linux là nhân hệ điều hành (kernel), thành phần thấp nhất làm việc trực tiếp với phần cứng. Vậy hãy nói nhân linux thay vì hệ điều hành linux.

Sơ lược về Linux, Linux được  sáng tạo bởi Linus Torvalds năm 1991, và từ đó đến này không ngừng phát triển bởi hàng ngàn lập trình viên trên toàn thế giới. Nhân linux là một phần mềm tự do nguồn mở (FOSS - free and open-source software), nghĩa là thuộc về mọi người dùng và người dùng có mọi quyền với nó (thay đổi, phát triển, phân phối, mua bán ...) Nhân linux được sử dụng phổ biến trên các máy chủ, máy bàn, thậm chí điện thoại di động (Android chẳng hạn).



- Hệ điều hành GNU/Linux là gì

Từ khái niệm về OS và nhân linux ở trên, có thể hình dung ra "phần" GNU trong cụm từ hệ điều hành GNU/Linux. Đó là những phần mềm được viết ra bởi tổ chức GNU, đứng đầu là Richard Stallman, người đặt nền móng cho FOSS và triết lý FOSS. GNU đã tạo ra các công cụ cơ bản để người dùng tương tác với máy tính của họ, như tạo file, di chuyển file, ...Cùng với Linux tạo nên một hệ điều hành hoàn chỉnh: GNU/Linux.

GNU/Linux là hệ điều hành sử dụng nhân linux. Và câu trả lời cho câu hỏi "Bạn dùng hệ điều hành gì mà hay ho vậy, linux à" : "Đúng một nửa, mình dùng GNU/Linux và nó rất hay ho."

- Bản phân phối

Các bạn đã từng nghe đến Ubuntu, Fedora, hay Redhat chưa : Đó là các bản phân phối linux (linux distro).Sự tồn tại các bản distro là một nét đặc trưng cho FOSS, bạn có thể dễ dàng thay đổi mọi thứ cho phù hợp với bạn vì GNU/Linux thuộc về bạn. Mỗi bản distro đều có những nét tương đồng và những nét rất riêng. Có những distro thì chuyên dành cho máy chú như Redhat Enterprise hay CentOS, có những distro thích hợp cho môi trường desktop như Ubuntu, Fedora. Thậm chí có những distro được tạo ra cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, Edubuntu, Fedora Sugar, Scientific Linux. Nếu muốn bạn có thể tự tạo một distro cho riêng mình hoặc tùy biến các distro sẵn có.

Các distro đem lại cho người dùng sự đa dạng về lựa chọn và cũng cạnh tranh với nhau để hoàn thiện chính mình.

Tìm Hiểu 4 Phương Pháp Tối Ưu Trung Tâm Dữ Liệu

Giữ trung tâm dữ liệu ngăn nắp là một yếu tố rất quan trọng nhưng thường bị bỏ quên. Trên thực tế, cách tốt nhất để tối đa hóa không gian trong trung tâm dữ liệu là giữ mọi thứ thật ngăn nắp, sạch sẽ, bao gồm cả hệ thống cáp.



1. Sự ngăn nắp

Giữ gìn sự ngăn nắp là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tối ưu hóa không gian trong TTDL nhưng thường bị bỏ qua. Trên thực tế, cách tốt nhất để tối ưu hóa không gian trong TTDL là giữ cho mọi thứ thực sự ngăn nắp, đặc biệt là hệ thống cáp. Thông qua hệ thống cáp, nhà vận hành sẽ dễ dàng nắm bắt được mô hình tổ chức hạ tầng vật lý thiết bị trong TTDL.

Hệ thống máng dẫn cáp quang & cáp đồng là một trong những thành phần đơn giản nhất để duy trì sự ngăn nắp trong TTDL. Đồng thời, việc đặt ra một tiêu chuẩn tổ chức và quản lý hệ thống cáp sẽ giúp các nhà quản trị duy trì sự ngăn nắp trong quá trình vận hành TTDL.

Hệ thống cáp trong tủ rack nên được tổ chức thành từng bó và bố trí gọn gàng ở bên hông tủ, đối diện với thanh phân phối nguồn. Việc này sẽ giúp cho những nhà vận hành TTDL có thêm nhiều không gian để quản lý các thiết bị khác bên trong tủ. Ngoài ra, đây cũng là phương thức tối ưu nhất khi cần thay thế hệ thống cáp cũ bằng hệ thống mới.

2. Đánh nhãn cáp

Đánh nhãn cáp là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc quản lý và vận hành TTDL. Tất cả mọi thứ thuộc hạ tầng vật lý trong TTDL như server, switch, tủ rack, lối đi, patch panel và hệ thống cáp đều cần được định danh và đánh nhãn. Phương thức đánh nhãn kết nối cáp tốt nhất bao gồm 2 hoặc 3 nhãn trên mỗi kết nối, nhãn thứ nhất nằm ở vị trí kết nối bắt đầu, nhãn thứ hai nằm ở vị trí kết nối cuối và nhãn còn lại dành cho các dây nhảy hoặc cổng kết nối đặc biệt. Việc đánh nhãn lên tất cả thiết bị, patch panel, tủ rack cũng cần được những nhà quản trị TTDL quan tâm và thực hiện. Ngoài ra, tất cả thông tin về nhãn của thiết bị cần được đưa vào một cơ sở dữ liệu để tiện cho việc quản lý.

Việc đánh nhãn giúp tối ưu hóa không gian trong TTDL nhờ vào khả năng bảo đảm được việc duy trì tổ chức quản lý, thuận tiện khi thay đổi cấu hình hoặc khi cần loại bỏ hạ tầng vật lý của hệ thống. Nếu không được đánh nhãn, sẽ rất khó khăn để vận hành và quản lý TTDL, đặc biệt là hệ thống cáp và các thiết bị không còn được sử dụng trong hệ thống nữa sẽ vẫn tồn tại và chiếm rất nhiều không gian, gây cản trở cho việc lắp đặt thêm các thiết bị mới.

3. Sử dụng các loại tủ cao hơn, rộng hơn & sâu hơn

Việc sử dụng các loại tủ rack cao, rộng và sâu hơn cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để tiết kiệm không gian trong TTDL. Trên thực tế, các nhà quản trị TTDL đang có xu hướng lựa chọn các loại tủ rack 48U thay thế cho các loại tủ 42U truyền thống, từ đó tạo nhiều không gian hơn cho việc lắp đặt thiết bị mà không làm giảm khả năng lưu thông của các luồng không khí qua tủ.

Hiện tại, một vài nhà sản xuất thậm chí đã cung cấp các loại tủ chiều cao lên tới 58U hoặc chiều ngang 21 inch. Giải pháp này tạo thêm rất nhiều không gian đặt thiết bị trong TTDL, tuy nhiên cần lưu ý kích thước của lối vào TTDL, chiều cao trần và khả năng chịu tải của sàn nâng để đảm bảo tương thích với các loại tủ có kích thước lớn.

4. Lắp đặt patch panel bên ngoài tủ

Một lựa chọn khác có thể giúp tối ưu hóa không gian trong TTDL là di chuyển tất cả các patch panel cáp đồng và quang ra khỏi tủ rack, giải phóng không gian bên trong tủ cho các thiết bị chủ động. Để giải pháp trên đạt được hiệu quả tối ưu, các patch panel nên được lắp vào một tủ phân phối cáp quang và đồng mật độ cao kết nối với hệ thống máng cáp bên trên tủ. Thậm chí, trong vài trường hợp có thể tận dụng cả vị trí thanh lắp PDU để làm nơi lắp patch panel. Trong trường hợp cần mở rộng hạ tầng hệ thống cáp, các nhà quản trị chỉ cần đơn giản mở rộng hệ thống máng và lắp đặt thêm hệ thống tủ phân phối cáp.

Kết luận

Chi phí triển khai và vận hành TTDL luôn là bài toán làm đau đầu các nhà quản trị TTDL, điều đó càng đặc biệt quan trọng trong tình hình kinh tế hiện tại. Sử dụng những chiến lược trên có thể giúp nhà quản trị TTDL tối ưu hóa được không gian trong TTDL, từ đó tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình triển khai mới hoặc mở rộng TTDL. Tuy nhiên, việc tiết kiệm không gian cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề quản lý chi phí. Do đó, các nhà quản trị cần triển khai và kết hợp thêm những chiến lược, giải pháp trong những khía cạnh khác để mang lại hiệu quả tối ưu

Giải Pháp Làm Mát Hệ Thống Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp

Giải pháp làm mát hệ thống máy chủ server cho doanh nghiệp

Ba phương án làm mát cấp độ phòng, dãy rack và tủ rack giúp đảm bảo độ linh hoạt, khả năng dự đoán, mở rộng, giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm tổng chi phí sở hữu (TCO) và nâng cao độ sẵn sàng của hệ thống điện trong các TTDL thế hệ mới.

Trong quá trình hoạt động, một phần năng lượng cung cấp cho các thiết bị CNTT sẽ chuyển hóa thành nhiệt. Lượng nhiệt này cần phải được loại bỏ nhằm tản nhiệt cho thiết bị. Hầu hết thiết bị CNTT hiện nay đều làm mát bằng khí, đồng nghĩa luồng khí tự nhiên xung quanh hoặc luồng khí lạnh sẽ được tận dụng để làm mát khi thiết bị nóng lên. Một TTDL có thể chứa hàng ngàn thiết bị CNTT. Càng nhiều thiết bị tỏa nhiệt, khí nóng trong TTDL sẽ càng tăng. Nhiệm vụ của các hệ thống làm mát là phải cách ly luồng khí nóng và xử lý một cách hiệu quả.



Cách tiếp cận truyền thống

Phương pháp truyền thống để làm mát TTDL là sử dụng các thiết bị làm mát theo diện tích phòng nhằm phân phối khí lạnh bên dưới sàn nâng. Hệ thống này giữ vai trò cung cấp khí lạnh và điều hòa khí nóng như một máy trộn khí lớn: lần lượt khuấy trộn các luồng khí trong TTDL nhằm đảm bảo nhiệt độ trung bình ổn định, ngăn chặn các rủi ro do nhiệt gây ra.

Phương pháp này sẽ còn hiệu quả khi nào nguồn điện cần cho hệ thống làm mát chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng điện tiêu thụ của toàn TTDL– tức khi mật độ công suất điện trung bình trong TTDL chỉ từ 1-2 kW cho mỗi rack. Với mật độ thiết bị CNTT hiện đại ngày nay, công suất điện trong một TTDL có thể lên đến 20 kW mỗi rack hay nhiều hơn. Từ dữ liệu mô phỏng và kinh nghiệm từ một vài nhà sản xuất cho thấy, cách làm mát truyền thống không đáp ứng nổi nhu cầu hoạt động ở mật độ cao này.

Để giải quyết bài toán trên, có thể làm mát tập trung theo từng cấp độ: phòng, dãy rack & tủ rack nhằm giảm nguy cơ trộn khí. Các cách tiếp cận này có thể đáp ứng công suất ở mật độ cao hơn, khả năng dự phòng tốt và nhiều lợi ích khác.

Mọi hệ thống điều hòa không khí trong TTDL đều phục vụ hai chức năng chính: cung cấp nguồn khí lạnh và phân phối chúng đến các thiết bị CNTT. Chức năng đầu tiên cũng tương tự giải pháp làm mát truyền thống: lượng khí lạnh cung cấp phải đủ lớn để làm mát tổng nhiệt lượng thải ra từ các thiết bị CNTT. Điểm khác biệt là việc giải pháp làm mát cấp độ phòng, dãy rack và tủ rack sẽ điều hướng luồng khí lạnh đến các thiết bị như thế nào. Không phân phối một cách qua loa theo kiểu làm mát truyền thống, những luồng khí lạnh (dù không nhìn thấy được trên thực tế) sẽ được phân bố theo từng mô hình khác nhau với mục đích sử dụng phù hợp. Kiểm soát luồng khí chính là mục tiêu lớn nhất của ba kiểu mô hình này.

Trong hình 1 là ba mô hình làm mát cơ bản. Phần ô vuông màu đen là các rack bên trong các dãy rack. Phần đường kẻ xanh là luồng khí của các thiết bị làm mát (CRAC). CRAC có nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Với cấp độ phòng, các CRAC được thiết kế làm mát chung cho cả phòng. Ở cấp độ dãy rack, CRAC được bố trí làm mát cho riêng từng dãy rack. Và ở cấp độ tủ rack, hệ thống làm mát được bố trí làm mát cho từng tủ rack riêng biệt.

Giải pháp làm mát cấp độ phòng

Các thiết bị CRAC làm mát cho cả phòng sẽ phân phối khí lạnh đồng đều đến tất cả các thiết bị hoạt động trong phòng. Nguồn khí lạnh cung cấp và nguồn khí nóng thải ra có thể được cách ly nhờ hệ thống sàn nâng hoặc các hệ thống thông gió phía trên.

Thiết kế này hoạt động nhờ sự liên kết độc đáo của nhiều thành phần bên trong phòng, bao gồm hình dáng, chiều cao trần, các đường ống phía trên và phía dưới sàn, cách bố trí dãy rack, vị trí CRAC và các thanh nguồn nối đến các thiết bị CNTT. Phương pháp làm mát bao quát này phân bổ luồng khí mát đồng đều đến các vị trí, kể cả những khu vực có mật độ thiết bị cao, do đó hiệu quả làm mát sẽ không tối ưu và không tận dụng hết toàn bộ hiệu suất của các thiết bị CRAC.

Giải pháp làm mát cấp độ dãy rack

Các thiết bị CRAC được bố trí để làm mát cho từng dãy tủ rack, có thể được lắp đặt giữa các rack hoặc gắn phía trên tủ. So với hệ thống làm mát cấp độ phòng, các luồng khí ở cấp độ dãy rack sẽ ngắn hơn và được cách ly triệt để hơn. Nhờ có thể định hướng được sự luân chuyển các luồng khí, toàn bộ hiệu suất của hệ thống CRAC đều được tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng điện tốt hơn. Việc giảm bớt phạm vi thổi khí cũng giảm bớt điện năng cung cấp cho các quạt CRAC. Điều này rất hiệu quả vì trong những TTDL ít tải, chỉ riêng lượng điện để quạt mát cũng có thể cao vượt tổng điện tiêu thụ của tất cả các tải CNTT.

Thiết kế làm mát theo dãy rack cho phép tính toán công suất làm mát và dự phòng để phục vụ nhu cầu hoạt động trong từng dãy cụ thể. Ví dụ, một dãy tủ gồm các rack đặt các máy chủ phiến mật độ cao sẽ cần công suất làm mát cao hơn dãy tủ chỉ chứa những thiết bị tổng đài, switch, hay router. Hơn nữa, công suất dự phòng N+1 hay 2N đều có thể tính toán theo từng dãy tủ cụ thể.

Với các TTDL mới có công suất dưới 200 kW, có thể triển khai giải pháp làm mát theo dãy rack mà không cần làm sàn nâng. Đối với những TTDL đang hoạt động, thiết kế này nên được xem xét khi mật độ tải cao, từ 5 kW mỗi rack. Có thể thiết kế một hành lang nhốt khí để tối ưu hiệu quả làm mát. Hành lang nhốt khí ngăn chặn sự pha trộn khí nóng và khí lạnh với nhau, không phụ thuộc vào thiết kế xây dựng của phòng.

Giải pháp làm mát cấp độ tủ rack

Với giải pháp cấp độ này, các CRAC được gắn trực tiếp bên trong tủ rack và có nhiệm vụ làm mát riêng cho từng rack. So với phương pháp làm mát cấp độ phòng hoặc dãy rack, luồng khí lạnh thổi trực tiếp đến từng rack sẽ ngắn hơn và đến chính xác đối tượng cần làm mát. Nhờ đó, việc làm mát tủ rack hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào trong phòng. Toàn bộ công suất của CRAC đều được sử dụng và mật độ công suất cao nhất ở mỗi rack có thể lên đến 50 kW.

Nhờ luồng khí lạnh ngắn hơn, điện năng cần cho hệ thống quạt CRAC hoạt động sẽ giảm thiểu và tối ưu hiệu quả chi phí. Thiết kế làm mát cấp độ tủ rack cho phép tập trung công suất làm mát và dự phòng cho nhu cầu thực tế của từng rack. Công thức dự phòng N+1 hay 2N cũng có thể được áp dụng tương ứng.

Với đặc thù làm mát cho từng rack, hệ thống CRAC có thể được tùy biến theo nhu cầu của từng tủ rack mà không ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát của những tủ khác. Thiết kế này được ứng dụng trong các TTDL cần hệ thống làm mát độc lập cho tủ rack mật độ cao.
Giải pháp làm mát kết hợp (lai)

Có thể sử dụng kết hợp các giải pháp làm mát cấp độ phòng, dãy rack và tủ rack với nhau như trong hình 2 bên dưới. Đây được xem là một giải pháp “lai”, một cách tiếp cận hiệu quả để tận dụng tối đa công suất từ các rack có mật độ sử dụng điện năng cao.

Ống thoát khí có thể đưa khí nóng thải ra tại mỗi tủ rack vào trực tiếp hệ thống làm mát trung tâm, giúp hệ thống làm mát tại tủ rack có thể tích hợp hoạt động chung với hệ thống làm mát phòng. Việc ứng dụng giải pháp “lai” này sẽ giúp nâng cao hiệu suất bên trong một phòng đã có sẵn hệ thống làm mát.

Kết luận

Giải pháp làm mát cấp độ phòng có những giới hạn về công nghệ và thực tiễn khi triển khai cho TTDL thế hệ mới. Những yếu tố về hiệu suất hoạt động, chi phí điện năng và chi phí hoạt động dẫn đến sự cần thiết phải ứng dụng các chiến lược nhốt khí.

Ba phương án làm mát cấp độ phòng, dãy rack và tủ rack giúp đảm bảo độ linh hoạt, khả năng dự đoán, mở rộng, giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm tổng chi phí sở hữu (TCO) và nâng cao độ sẵn sàng của hệ thống điện trong các TTDL thế hệ mới. Một TTDL có thể sử dụng kết hợp cả ba giải pháp làm mát trên. Chẳng hạn, giải pháp làm mát cấp độ phòng sẽ rất hiệu quả khi dùng cho các ứng dụng mật độ thấp và có nhu cầu thay đổi thường xuyên bên trong TTDL. Đối với các khu vực tủ rack lắp đặt thiết bị mất độ cao, có thể triển khai giải pháp làm mát cấp độ tủ rack. Với những người dùng mới sử dụng công nghệ server mật độ cao, sự kết hợp giữa phương án làm mát cấp độ phòng và dãy rack sẽ đảm bảo cân bằng giữa năng lực dự phòng, mật độ điện năng cao, khả năng thích ứng và TCO tốt nhất.

Hệ Điều Hành Máy Chủ Gồm Những Thành Phần Nào?

Các thành phần của hệ điều hành

Quản lý tiến trình (Process Management )

Các chương trình thực hiện theo các tiến trình để hoàn thành công việc đồng thời chịu trách nhiệm đối với việc quản lý tiến trình như:

Tạo và xoá process của người sử dụng và của hệ thống.

Tạm ngừng và tiếp tục lại process.

Cung cấp cơ chế cho sự đồng bộ hoá process và sự giao tiếp process.



Quản lý và phân phối tài nguyên

Quản lý bộ nhớ chính (Main Memory Management), bộ nhớ chính là một thiết bị lưu trữ tạm và sẽ bị mất nội dung bên trong khi hệ thống ngừng hoạt động. Nó lưu lại dấu vết của các phần bộ nhớ đang được sử dụng và đuợc sử dụng bởi tiến trình nào đồng thời quyết định xem những tiến trình nào được nạp khi có bộ nhớ trống và phân phối, thu hồi bộ nhớ cho các tiến trình.

Quản lý File (File Management), File là các dữ liệu và các chương trình. Hệ điều hành sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sau khi nối kết với file management: Tạo và xoá file, tổ chức file (tạo hoặc xoá thư mục), thao tác với các file và thư mục (read/write), ánh xạ các file vào bộ nhớ thứ cấp, backup file trên các phương tiện lưu trữ ổn định.

Quản lý hệ thống vào ra (I/O System Management), hệ thống vào ra là các chỉ thị điều khiển thiết bị, kiểm soát các ngắt và lỗi. Hệ điều hành phải cung cấp một cách giao tiếp đơn giản và tiện dụng giữa các thiết bị và phần còn lại của hệ thống và giao tiếp này phải độc lập với thiết bị. Chỉ có các driver biết các tính chất đặc biệt của thiết bị mà nó điều khiển.

Quản lý bộ nhớ thứ cấp (Secondary Storage Management), bộ nhớ thứ cấp được sử dụng để lưu trữ lâu dài với dung lượng lớn. Hầu hết các hệ thống máy tính hiện đại sử dụng các ổ đĩa như là các phương tiện lưu trữ trực tuyến cơ sở cho cả chương trình và dữ liệu. HĐH chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sau khi nối kết với disk management: Quản lý các vùng nhớ tự do, phân phối bộ nhớ, lập lịch ổ đĩa (Disk scheduling).

Hoạt động mạng (Networking)

Quản lý và điều khiển các kết nối đến môi trường mạng, các giáo thức mạng.

Hệ thống bảo vệ (Protection System)

Hệ thống bảo vệ là một cơ chế kiểm soát quá trình truy xuất của chương trình, tiến trình hoặc người sửa dụng tài nguyên hệ thống. Cơ chế này cung cấp cách thức để mô tả lại mức độ kiểm soát.

Hệ thống bảo vệ cũng làm tăng độ an toàn khi kiểm tra lỗi trong giao tiếp giữa những hệ thồndg nhỏ bên trong.

Hệ thống thông dịch lệnh (Command-Interpreter System)

Các lệnh đưa vào hệ thông qua bộ điều khiển lệnh. Trong một hệ thống chia sẻ thời gian, một chương trình có thể đọc và thông dịch các lệnh điều khiển được thực hiện một cách tự động. Chương trình này thường được gọi là bộ thông dịch cơ chế dồng lệnh hoăc Shell. Chức năng của nó rất đơn giản đó là lấy lệnh kế tiếp và thi hành.

Một số hệ điều hành máy chủ được sử dụng hiện nay

    Asianux Server
    Debian
    Fedora
    FreeBSD
    HP–UX
    Solaris
    Ubuntu Server
    Windows NT
    Windows Server 2003
    Windows Server 2008

Những Hiểu Biết Cơ Bản Của Hệ Điều Hành Máy Chủ

Thuật ngữ “hệ điều hành” được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là “phần lõi” tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để quản lý và điều hành hệ thống.
"Các máy tính ban đầu không có hệ điều hành. Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc của con người."

Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất ổ đĩa, quản lý bộ nhớ và truy xuất tới thiết bị phần cứng.



Khái niệm hệ điều hành

Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.

Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng có thể phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

Khái niệm hệ điều hành máy chủ

Với việc ghép nối các máy tính thành mạng thì cần thiết phải có một hệ thống phần mềm có chức năng quản lý tài nguyên, tính toán và xử lý truy nhập một cách thống nhất trên mạng. Mỗi tài nguyên của mạng như tập tin, đĩa, thiết bị ngoại vi được quản lý bởi một tiến trình nhất định và hệ điều hành máy chủ sẽ điều khiển sự tương tác giữa các tiến trình và truy cập tới các tiến trình đó.

Căn cứ vào việc truy nhập tài nguyên trên mạng người ta chia các thực thể trong mạng thành hai loại chủ và khách, trong đó máy khách (Client) truy nhập được vào tài nguyên của mạng nhưng có thể không chia sẻ tài nguyên của nó với mạng, còn máy chủ (Server) là máy tính nằm trên mạng và chia sẻ tài nguyên của nó với các người dùng mạng.

Hiện nay các hệ điều hành máy chủ thường được chia làm hai loại là hệ điều hành mạng ngang hàng (Peer-to-peer) và hệ điều hành mạng phân biệt (client/server).

Với hệ điều hành mạng ngang hàng mỗi máy tính trên mạng có thể vừa đóng vai trò chủ lẫn khách tức là chúng vừa có thể sử dụng tài nguyên của mạng lẫn chia sẻ tài nguyên của nó cho mạng.

Với hệ điều hành mạng phân biệt các máy tính được phân biệt chủ và khách, trong đó máy chủ (server) giữ vai trò chủ và các máy cho người sử dụng giữ vai trò khách (client). Khi có nhu cầu truy nhập tài nguyên trên mạng các trạm tạo ra các yêu cầu và gửi chúng tới máy chủ sau đó máy chủ thực hiện và gửi trả lời.

Chức năng chính của hệ điều hành

Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:

- Quản lý chia sẻ tài nguyên.

- Giả lập một máy tính mở rộng.

Ngoài ra có thể chia chức năng của hệ điều hành theo bốn chức năng sau:

- Quản lý quá trình (process management).

- Quản lý bộ nhớ (memory management).

- Quản lý hệ thống lưu trữ.

- Giao tiếp với người dùng (user interaction)

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Những Đặc Điểm Nổi Bật Của Tower Máy Chủ

Tower máy chủ là một thuật ngữ của phần cứng, hiểu một cách đơn giản đó  là thiết bị bao quanh bên ngoài server, bảo vệ các phần cứng bên trong server, hay còn gọi là thùng máy. Thùng máy thường có dạng nằm ngang (Rack Mount) và dạng đứng (dạng tháp) chính là Tower máy chủ.


Những Lỗi Thường Gặp Ở Máy Chủ (Server) - Cách Khắc Phục Những Lỗi Đó

Bạn đang gặp lỗi với máy chủ, không biết cách xử trí khắc phục lỗi đó như thế nào.

Dưới đây tìm hiểu về các lỗi thường gặp phải ở máy chủ, cách khắc phục các lỗi và giải pháp khi gặp lỗi server.



Các lỗi thường gặp:

1. Googlebot không thể truy cập URL của bạn, yêu cầu time out , hoặc trang web của bạn đang bận rộn . Kết quả là Googlebot đã buộc phải từ bỏ yêu cầu 
.
2. Thời gian tải trang, dẫn đến thời gian chờ.

3.  Trang động dùng quá lâu để trả lời. Nếu máy chủ đang bận , nó có thể trở lại một tình trạng quá tải để yêu cầu Googlebot thu thập thông tin trang web chậm hơn. Nói chung, chúng tôi khuyên bạn nên giữ các thông số ngắn và sử dụng chúng một cách tiết kiệm. Nếu bạn tự tin về các thông số làm việc cho trang web của bạn , bạn có thể nói Google làm thế nào chúng ta nên xử lý các thông số này.

 4. Máy chủ lưu trữ trang web của bạn là xuống, quá tải , hoặc sai. Nếu vấn đề vẫn còn , kiểm tra với webhoster của bạn, và xem xét tăng khả năng trang web của bạn để xử lý giao thông.

5. Trang web của bạn cũng có thể là cố ý hoặc vô tình chặn Google. Nói chung, điều này có thể là kết quả của một vấn đề cấu hình DNS hoặc, trong một số trường hợp, một bức tường lửa sai hoặc hệ thống bảo vệ DoS (đôi khi hệ thống quản lý nội dung của trang web). Hệ thống bảo vệ là một phần quan trọng để đánh giá 1 hệ thống lưu trữ chất lương và thường được cấu hình để tự động chặn mức độ cao bất thường yêu cầu máy chủ. Tuy nhiên, bởi vì Googlebot thường làm cho yêu cầu nhiều hơn một người sử dụng của con người, nó có thể kích hoạt các hệ thống bảo vệ, làm cho chúng để ngăn chặn Googlebot và ngăn không cho nó dò tìm thông tin trên trang web của bạn.

Những cách khắc phục

Để khắc phục vấn đề như trên, đầu tiên chúng ta phải xác định đó là do một phần của cơ sở hạ tầng trang web của bạn đã ngăn chặn Googlebot và loại bỏ nó. Các bức tường lửa được dựng lên có thể không do bạn kiêm soát, vì vậy bạn nên thảo luận với nhà cung cấp hosting của bạn đê giải quyết những vấn đề đó.

Một số quản trị web cố tình ngăn chặn Googlebot truy cập vào trang web của họ, có thể sử dụng một bức tường lửa như mô tả ở trên. Trong những trường hợp này, mục đích không phải là để hoàn toàn ngăn chặn Googlebot  mà là để kiểm soát từng phần của website được thu thập và lập chỉ mục. Trong trường hợp này, kiểm tra như sau:

Để kiểm soát thu thập nội dung bạn muốn googlebot thu thập hay không thu thập thì nên sử dụng giao thức để chỉ đinh cho rotbot, trong đó có sử dụng một tập tin robots.txt và cấu hình các thông số URL. Nếu bạn muốn thay đổi mức độ thường xuyên. Googlebot thu thập trang web của bạn, bạn có thể yêu cầu thay đổi tốc độ thu thập dữ liệu của Googlebot.

Chúc các bạn thành công!