Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Những Hiểu Biết Cơ Bản Của Hệ Điều Hành Máy Chủ

Thuật ngữ “hệ điều hành” được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là “phần lõi” tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để quản lý và điều hành hệ thống.
"Các máy tính ban đầu không có hệ điều hành. Người điều hành sẽ tải và chạy chương trình một cách thủ công. Khi chương trình được thiết kế để tải và chạy chương trình khác, nó đã thay thế công việc của con người."

Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất ổ đĩa, quản lý bộ nhớ và truy xuất tới thiết bị phần cứng.



Khái niệm hệ điều hành

Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.

Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng có thể phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

Khái niệm hệ điều hành máy chủ

Với việc ghép nối các máy tính thành mạng thì cần thiết phải có một hệ thống phần mềm có chức năng quản lý tài nguyên, tính toán và xử lý truy nhập một cách thống nhất trên mạng. Mỗi tài nguyên của mạng như tập tin, đĩa, thiết bị ngoại vi được quản lý bởi một tiến trình nhất định và hệ điều hành máy chủ sẽ điều khiển sự tương tác giữa các tiến trình và truy cập tới các tiến trình đó.

Căn cứ vào việc truy nhập tài nguyên trên mạng người ta chia các thực thể trong mạng thành hai loại chủ và khách, trong đó máy khách (Client) truy nhập được vào tài nguyên của mạng nhưng có thể không chia sẻ tài nguyên của nó với mạng, còn máy chủ (Server) là máy tính nằm trên mạng và chia sẻ tài nguyên của nó với các người dùng mạng.

Hiện nay các hệ điều hành máy chủ thường được chia làm hai loại là hệ điều hành mạng ngang hàng (Peer-to-peer) và hệ điều hành mạng phân biệt (client/server).

Với hệ điều hành mạng ngang hàng mỗi máy tính trên mạng có thể vừa đóng vai trò chủ lẫn khách tức là chúng vừa có thể sử dụng tài nguyên của mạng lẫn chia sẻ tài nguyên của nó cho mạng.

Với hệ điều hành mạng phân biệt các máy tính được phân biệt chủ và khách, trong đó máy chủ (server) giữ vai trò chủ và các máy cho người sử dụng giữ vai trò khách (client). Khi có nhu cầu truy nhập tài nguyên trên mạng các trạm tạo ra các yêu cầu và gửi chúng tới máy chủ sau đó máy chủ thực hiện và gửi trả lời.

Chức năng chính của hệ điều hành

Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:

- Quản lý chia sẻ tài nguyên.

- Giả lập một máy tính mở rộng.

Ngoài ra có thể chia chức năng của hệ điều hành theo bốn chức năng sau:

- Quản lý quá trình (process management).

- Quản lý bộ nhớ (memory management).

- Quản lý hệ thống lưu trữ.

- Giao tiếp với người dùng (user interaction)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét