Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

HDD Server Khác Gì Với HDD PC

Nhiều người không quen với thuật ngữ HDD nhưng khi nói đến ổ cứng thì ai cũng biết, HDD là một tên gọi khác của ổ cứng. HDD là phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành máy tính bởi mọi dữ liệu điều được lưu trữ trên HDD. Nếu có một ngày HDD đột ngột bị hư chắc chắn sẽ vô cùng tồi tệ vì mọi dữ liệu, hình ảnh đều sẽ mất hết và rất khó phục hồi. 

Đặc biệt trong môi trường các doanh nghiệp sử dụng hệ thống server nếu đột ngột bị hacker xâm nhập hay HDD bị hư vấn đề sẽ vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Vậy lựa chọn HDD cho máy tính là cực kì quan trọng, đặc biệt là chọn HDD server.


1. HDD server có gì khác so với HDD dành cho PC?

HDD (Hard Disk Drive) là dạng ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Trung tâm của ổ đĩa là một động cơ quay (Spindle), để đọc/ghi dữ liệu các nhà sản xuất đã sử dụng các bộ điều khiển truyền động (Actuator) kết hợp với các tay truyền động (Actuator Arm) điều khiển đầu đọc nhỏ (Slider and Read/Write Head) và các cơ này được điều khiển bởi một bộ vi mạch nhỏ ở ngoài, chúng điều khiển đầu đọc ghi đúng vào vị trí trên các đĩa từ (platters) khi đĩa đang quay ở tốc độ cao, đồng thời giải mã các tính hiệu từ tính thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được. Đó là tổng quan về HDD thường dành cho PC (máy tính cá nhân) vậy còn HDD dành cho server thì có gì khác biệt?

Thật ra giữa HDD dành cho PC và HDD server đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và Sever nên có một số điểm khác nhau.

Do đối tượng sử dụng HDD server đa số là các doanh nghiệp, tổ chức nên yêu cầu HDD server phải tăng dung lượng bộ nhớ, một server có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. HDD máy chủ tốt phải giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của server.

Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét