Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Những Hiểu Biết Về Ram Server Máy Chủ

Ram máy chủ (server) hay còn được gọi là  bộ nhớ máy chủ là 1 thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ 1 linh kiện trong hệ điều hành máy tính, Ram máy chủ thường sử dụng trong hệ thống máy chủ hay system máy chủ.  Ram máy chủ là linh kiện khá quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.



Có khá nhiều loại Ram trên thị trường với nhiều hãng sản xuất khác nhau, về cơ bản thì Ram có 2 loại chính là  SDR (Single Data Rate) SDRAM  và DDR (Double Data Rate) SDRAM. Cấu trúc của hai loại Ram server này khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Riêng đối với các loại Ram máy chủ (server) thì  loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp. 

Ram máy chủ có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra nhất là đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần  duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục cho máy là diều rất quan trọng, do đó Ram máy chủ có ECC được rất nhiều người lựa chọn. 

Các thông số của 1 Ram máy chủ:

- Tốc độ (speed): Là tốc độ hoạt động, xử lý dữ liệu của 1 Ram server. Hiện nay ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV... 

- Độ trễ (Latency) hay còn gọi là CAS (Column Address Strobe) latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu. 

- Tần số làm tươi (Refresh Rate): Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét