Ngày nay, chúng ta đặc biệt quan tâm đến hiệu suất/tốc độ viết và đọc (I/O) của HDD/SSD hơn các yếu tố khác vì nó là một trong những yếu tố thực sự quan trọng quyết định đến hiệu suất của Cloud Server tổng thể. Xét về vấn đề này, chúng ta không thể phủ nhận hiệu suất vượt bậc của ổ cứng thể rắn (SSD) so với ổ cứng đĩa truyền thống (HDD).
Vì vậy, Cloud Server sử dụng ổ cứng SSD cũng mang lại hiệu suất nhanh hơn rất nhiều lần so với Cloud Server sử dụng ổ cứng HDD. Tuy nhiên, vẫn còn có một số yếu tố khác làm cho hiệu suất của Cloud Server có thể thay đổi, như là số lượng Cloud Server trong cùng một máy chủ vật lý hay nền tảng công nghệ lưu trữ mà nhà cung cấp sử dụng.
Điều cần biết:
Như các bạn đã biết, Cloud Server (Cloud VPS) là một máy chủ ảo tương tự VPS nhưng được phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud Server được kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà các VPS hay máy chủ truyền thống không thể có được. Tuy nhiên, chính vì có đặc điểm giống như VPS nên về cơ bản Cloud Server cũng là máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia từ một máy chủ vật lý dựa trên công nghệ ảo hóa thành nhiều máy chủ khác nhau và có đầy đủ các tính năng của máy chủ riêng (dedicated server). Có nghĩa là khi sử dụng Cloud Server, bạn cũng sẽ có một số người hàng xóm chia sẻ chung tài nguyên với bạn bao gồm CPU, RAM, …và cả phương tiện lưu trữ (HDD/SSD).
Trên thế giới, các nhà cung cấp Hosting (HP – Hosting Provider) đã đưa vào sử dụng ổ SSD cho dịch vụ Cloud Server như DigitalOcean, RamNode, ServerMania, UGVPS nhưng ở Việt Nam thì rất ít nhà cung cấp Cloud Server sử dụng SSD vì nhiều lý do như giá thành cao, dung lượng thấp, …. Tuy nhiên, cũng có một số ít HP như DIGISTAR (một nhà cung cấp tiên phong triển khai dịch vụ điện toán đám mây IAAS tại Việt Nam) có sử dụng SSD với công nghệ Cloud Storage (hoạt động lưu trữ theo cụm và phân bổ I/O đều trên các máy chủ thay vì tập trung qua hệ thống SAN) cho Cloud Server. Đồng thời, DIGISTAR cũng cung cấp giải pháp lưu trữ tiên tiến trung gian giữa SSD và HDD được gọi là Cached-SSD. Đó là một sự kết hợp của HDD và SSD, tất cả dữ liệu thường xuyên truy cập (thường hay sử dụng) sẽ được lưu trữ trong ổ cứng SSD trong khi hầu hết các dữ liệu ít truy cập sẽ được lưu trữ trong ổ cứng HDD. Điều này cho phép Cloud Server tăng tốc độ truy xuất I/O lên gấp nhiều lần nhưng đồng thời thừa hưởng khả năng lưu trữ dung lượng lớn của HDD.
Kiểm tra tốc độ:
Sau đây, tôi sẽ cho bạn biết cách kiểm tra để biết hiệu suất I/O và tập trung so sánh yếu tố này của Cloud Server từ một vài nhà cung cấp uy tín trên thị trường với hy vọng có thể giúp bạn tìm ra nhà cung cấp Cloud Server phù hợp với nhu cầu của bạn nhất. Để khách quan và công bằng hơn, tôi sẽ thực hiện kiểm tra hiệu suất I/O của riêng Cloud Server có sử dụng SSD và hoạt động trên hệ điều hành Linux.
Sử dụng lệnh sau để kiểm tra:
Tiêu chí đánh giá tốc độ I/O của Cloud Server như thế nào gọi là nhanh hay chậm? Theo quan điểm cá nhân tôi, bất cứ tốc độ I/O của máy chủ nào trên 50MB/s được xem là chấp nhận được. Nhưng nếu bạn có một Cloud Server sử dụng SSD sở hữu những công nghệ đã nói ở trên và thực hiện theo cách kiểm tra này mà cho ra kết quả dưới 100MB/s là điều không thể chấp nhận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét