Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Kinh Doanh Tên Miền " 1 Vốn 4 Lời "?

Thị trường tên miền nở rộ đó là một xu hướng tất yếu khi mà bán hàng online đang phát triển một cách chóng mặt. Nhu cầu về tên miền là rất lớn. Những người nhìn xa trông rộng họ đã bắt đầu gom góp tên miền từ vài năm nay. 

Những người mới nhận thức được cũng đã bắt đầu lao vào thị trường này.



Kinh doanh tên miền 1 vốn 4 lời

Nếu bạn ghé qua những sàn tên miền, shop tên miền… một điều rõ ràng mà bạn thấy đó là hàng ngàn tên miền đang được rao bán hết sức nhộn nhịp, thuộc hàng chục lĩnh vực khác nhau như thời trang, y tế, sức khỏe, nhà đất, du lịch…Trong số này, rất nhiều tên miền được rao bán với giá cao ngất ngưởng – hàng trăm nghìn đô la.

Hầu hết bán tên miền đắt giá là những tên miền gắn liền với các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hay tên miền thương hiệu của các doanh nghiệp, tập đoàn.Thời gian gần đây cũng xuất hiện nhiều domainer đầu tư vào những tên miền thuộc các lĩnh vực mới trong đời sống, đi vào những thị trường ngách nhỏ, tạo thêm những sôi động cho thị trường tên miền.

Ngoài ra, có thể thấy hàng loạt sàn giao dịch tên miền mọc lên, cho thấy việc kinh doanh tên miền tại Việt Nam đang nở rộ. Từ những sàn giao dịch này, xuất hiện thêm một nghề là môi giới mua bán tên miền. Tại những sàn giao dịch đó, các cá nhân, tổ chức trong vai trò môi giới trung gian sẽ đứng ra giúp người cần mua, cần bán tên miền.Những sàn giao dịch này chính là các “chợ” kinh doanh tên miền.

Tuy vậy, kinh doanh tên miền cũng không dễ thành công

Nhiều ý kiến cho rằng việc kinh doanh tên miền rất dễ dàng nhưng không hoàn toàn đơn giản như vậy. Nếu một domainer sở hữu quá nhiều tên miền mà không kịp phát triển chúng để sinh ra lợi nhuận thì việc tốn tiền gia hạn chúng sẽ trở thành gánh nặng.

Domainer là một người đầu tư tên miền và kiếm tiền từ tên miền liên quan đến internet. Để đầu tư, phải hiểu nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn và mua tên miền giá rẻ, chiến lược quảng bá, phương cách bán và chuyển nhượng. Những tên miền lựa chọn để kinh doanh nên đạt các tiêu chí tối thiểu: dễ nhớ, dễ gõ, ngắn, độc đáo, có đuôi phổ biến, dễ liên tưởng, có ý nghĩa chung liên quan đến sản phẩm và dịch vụ kinh doanh, liên quan đến những từ khóa đang “hot” trên internet…

Ngoài ra, cũng cần chọn kinh doanh tên miền có thể phát triển thành thương hiệu số, có khả năng sinh lời từ những chương trình quảng cáo và tên miền có ý nghĩa tốt đẹp. Cần rất hạn chế đầu tư các tên miền liên quan đến các thương hiệu nổi tiếng, đã được bảo hộ trên thế giới.Mỗi domainer nên xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng đi cụ thể để đạt được thành công lớn.

Tìm Hiểu Về Web Hosting

Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file(FTP), Mail. Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.

Doanh nghiệp có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website. Với bất kỳ hình thức nào (tự trang bị máy chủ hay thuê máy chủ) thì Doanh nghiệp cũng nên có các hiểu biết cần thiết về Web Hosting và máy chủ Web.



Các yêu cầu và tính năng cần thiết của Web Hosting?

Đầu tiên phải nói đến về vấn đề tốc độ. Máy chủ chạy dịch vụ Web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu.

Máy chủ phải được người quản trị hệ thống chăm sóc, cập nhật, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như bảo mật.

Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của Website.

Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website.

Phải hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin.

Hỗ trợ các các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web, quản lý sản phẩm, tin tức...

Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail như POP3 E-mail, E-mail Forwarding, DNS...

Có giao diện quản lý Web Hosting để dễ dàng quản lý website, các tài khoản FTP, Email...

Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.

Dung lượng của Web Hosting?

Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Như đã nói ở trên, bạn thuê một web hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của web hosting cũng giống như diện tích văn phòng của bạn.

Băng thông của Web Hosting?

Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Ví dụ nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông.

Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.

Khi Lựa Chọn Tên Miền Khi Thiết Kế Website Thương Mại Điện Tử Cần Chú Ý Gì

Lựa chọn tên miền khi thiết kế website thương mại điện tử cần chú ý.

Nếu bạn thiết kế website thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, hoặc website cung cấp dịch vụ sản phẩm với số lượng hạn chế hãy thử mua những domain liên quan trực tiếp đến ngành hàng, dịch vụ sản phẩm.



Những domain chứa tên của sản phẩm, dịch vụ gọi là domain key nó hỗ trợ giúp cho bạn có một thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm và một lượng traffic khi người dùng gõ trực tiếp domain của bạn vào trình duyệt web.

Nếu bạn là doanh nghiệp thì hình ảnh thương hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu online cũng phải đồng bộ với mô hình kinh doanh thực tế.

Chọn những domain tên miền có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn, ngắn gọn dễ nhớ với người dùng.

Nếu doanh nghiệp chọn mua được tên miền vừa đáp ứng được và xây dựng thương hiệu thì càng tốt, hãy nhanh tay nắm bắt trước khi bị đối thủ cạnh tranh sở hữu. 

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến thì việc một doanh nghiệp sở hữu domain thương hiệu đi kèm với vài domain liên quan tới sản phẩm dịch vụ của mình là điều rất tốt. các domain key sản phẩm, dịch vụ sẽ là site vệ tinh hỗ trợ cho tên miền thương hiệu trong việc .
Cuối cùng tùy thuộc vào thị trường kinh doanh để quyết định chọn lựa đuôi mở rộng của tên miền. Nếu kinh doanh môi trường quốc tế tốt nhất nên sở hữu domain có đuôi mở rộng dùng chung trên toàn thế giới như .com, .net, .org, .info ưu tiên nhất vẫn là .com. 

Bởi vì trên môi trường quốc tế giả sử người dùng nhớ tới sản phẩm của bạn thông qua tên thương hiệu của sản phẩm dịch vụ nào đó nhưng họ không thể nhớ là đuôi mở rộng của quốc gia bạn là gì, chính vì thế họ sẽ gõ đại vào trình duyệt web domain.com nếu ai đó sở hữu tên miền .com mà không phải bạn, thì bạn mất đi cơ hội có một khách hàng.

Có Những Loại Rackmount Máy Chủ Nào?

Có những loại rackmount máy chủ nào?

Rackmount máy chủ được phân loại dựa trên đơn vị gọi là U. Thường hay nghe nói tới các dạng Rackmount 1U, 2U, 3U, 4U, 5U, 6U, 7U. Vậy cách tính U và chọn rackmount máy chủ theo đơn vị U như thế nào?


U là đơn vị được đặt theo tiêu chuẩn Châu Âu, đây là đơn vị thông dụng mà các nhà sản xuất quy ước dùng để đo chiều cao của thiết bị nhằm tạo sự thuận tiện cho người dùng cũng như nhà sản xuất trong việc đo kích thước các sản phẩm kỹ thuật. Đơn vị U trong máy chủ được sử dụng trong các thiết bị Rackmount máy chủ, switch, hub, router, server... dành cho doanh nghiệp (không phải loại dành cho gia đình, văn phòng nhỏ).

1U = 1,75 inch = 4,45 cm (1 inch = 2,54cm)

Trong Rackmount máy chủ, 1U là đơn vị nhỏ nhất, dựa trên kích thước của thùng máy đo theo W, H, D với Width=bề rộng, Height=Bề cao, Depth=Chiều sâu. W và H đều giống nhau giữa các U và các hãng chỉ phân biệt nhau bởi chiều sâu. Rackmount máy chủ chia ra nhiều loại dựa trên kích thước tính theo đơn vị U máy chủ (1U, 2U, 3U, 4U, 5U, 6U, 7U…) trong đó thông dụng nhất là Rackmount máy chủ 1U, 2U, 3U và 4U hay còn gọi là máy chủ 1U, máy chủ 2U, máy chủ 3U, máy chủ 4U.

Kích thước cụ thể của các loại Rackmount máy chủ:

1U Rackmount 

19" x 1.75" x 17.7"
19" x 1.75" x 19.7"
19" x 1.75" x 21.5"

2U Rackmount 
19" x 3.5" x 17.7"
19" x 3.5" x 20.9"
19" x 3.5" x 24"

3U Rackmount 

17.1" x 5.1" x 25.5"

Máy chủ 4U 

19" x 7" x 17.8"
19" x 7" x 26.4"

Máy chủ 5U

19" x 8.34" x 19.67"
19.1" x 8.75" x 26.4"

Máy chủ 6U

19" x 10.5" x 19.5"

Máy chủ 7U

17" x 12.2" x 19.8"

Đặc trưng của Rackmount máy chủ là có nhiều bộ phận có thể lấy ra mà không cần phải tắt máy như những chassis khác. Khi một bộ phận hư thì những bộ phận khác vẫn chạy bình thường do chế độ hoạt động riêng biệt, do đó các Rackmount máy chủ (server) rất gọn nhẹ và ít tốn chỗ.

Ngoài ra để tiện lợi và tiết kiệm không gian cho việc để máy chủ các hãng còn sản xuất ra các loại tủ Rack để đặt các Rackmount máy chủ. Cũng giống như rackmount máy chủ, tủ Rack cũng có nhiều loại tùy theo nhu cầu sử dụng như tủ Rack 6U, 15U, 36U, 42U…

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Chassis Server Là Gì?

Chassis hay còn gọi là thùng máy, nó dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Ram, CPU, HDD, Main…) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Case máy chủ.


Chassis có 3 dạng chính  là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis server (case máy chủ) có dạng nằm ngang là Rack Mount , dạng đứng hay dạng tháp là Towerserver , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc.

Chassis máy chủ có các loại như 1U, 2U, 3U, 4U…

Các Chassis server thường được đặt trong tủ Rack, tủ Rack có nhiều kích thước khác nhau như 6U-15U đến 36U, 42U… tùy theo nhu cầu sử dụng.
  
Có  khá nhiều hãng tham gia sản xuất Chassis server (case máy chủ) : Advantech, APTtek, Supermicro, Intel, IBM… Chassis server {case máy chủ}của hãng IBM hay Intel có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng bộ cả hệ thống nhưng có các khuyết điểm như giá thành khá cao, khó tìm được linh kiện đồng bộ khi muốn nâng cấp. Supermicro là 1 công ty phần cứng nổi tiếng của Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1993. Chassis server (case máy chủ) của hãng Supermirco thì  được nhiều người lựa chọn nhất do độ bền, chất lượng tốt, chi phí hợp lý, tương thích được với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nếu so sánh thì cấu hình  Supermicro mạnh hơn, nếu so sánh sản phẩm của Supermicro và IBM có cấu hình bằng nhau thì giá thành sản phẩm của Supermicro rẻ, hợp lý hơn với người dùng.

Các thông số kỹ thuật của 1 Chassis server (case máy chủ):

Form factor: Là những chỉ dẫn mô tả về kích thước và hình dạng của các thiết bị máy tính theo các tiêu chuẩn công nghiệp. Như Tower, 1U, 2U…

Power Supply: Là nguồn điện cần thiết cho hoạt động của Chassis máy chủ diễn ra bình thường và ổn định. Tuỳ theo dòng của Chassis máy chủ mà có các nguồn điện thích hợp : 260W, 500W, 420W…

Drive Bays: số lượng khe gắn ổ đĩa.

Khe 3.5”: khe tiêu chuẩn dành cho các thiết bị cỡ 2.5” và  3.5” phổ thông như: HDD, FDD, ZIP..thông thường có từ 2 đến 6 khe trong 1 vỏ máy.

Khe 5.25”: khe tiêu chuẩn dành để lắp các thiết bị có kích thước 5.25” phổ thông như: CD, DVD, Function Panel.

Dimensions : kích thước của 1 chassis, được ghi theo dạng  H (height) x W (width) x D (depth).

Rackmount máy chủ là gì

Nhìn vào 1 hệ thống server máy chủ thì chassis là bộ phận được nhận dạng trước tiên, làm nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị, linh kiện bên trong máy chủ khỏi ảnh hưởng, va đập từ các nhân tố bên ngoài. Chassis máy chủ có 3 dạng chính là dạng nằm ngang là Rack Mount, dạng đứng hay dạng tháp là Tower server, Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc.

Nhưng dạng được dùng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn là dạng Rackmount máy chủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dạng Rackmount máy chủ này.



1. Rackmount máy chủ là gì?

Rackmount máy chủ là một thuật ngữ của phần cứng, nói một cách đơn giản nó là thiết bị bao quanh bên ngoài server hay còn gọi thông dụng là thùng máy hay chassis, nó có chức năng bảo vệ các phần cứng bên trong máy chủ (server). Rackmount máy chủ  được gắn trên các chassis (khung) có các kích thước tiêu chuẩn là nằm ngang và có thể kéo ra lắp vào một cách dễ dàng như một hộc tủ dựng ổ cứng. 

Đối với các doanh nghiệp có hạ tầng server lớn hơn, cần lắp ráp server sao cho gọn nhẹ và không chiếm quá nhiều không gian làm việc thì việc sử dụng case server kiểu Rack-mount là hợp lý nhất. Bởi vì kiểu chassis server này thường được thiết kế với khả năng linh hoạt cao, nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và dễ sử dụng.

Tác Dụng Khi Sử Dụng Máy Chủ FTP Trong Doanh Nghiệp

FTP, giao thức truyền tệp tin, là cách thức để truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi khác qua mạng Internet. Giao thức này thường được sử dụng để tải về hoặc đưa lên Internet các tệp tin có dung lượng lớn.



Không cần quan tâm cách thực hiện của FTP mà chỉ cần hiểu đơn giản là khi khách hàng của bạn nhấn chuột vào một liên kết cho phép tải về tệp tin trong trang web thì trình duyệt sẽ thực hiện các thao tác truyền FTP cho bạn. Điều bạn cần quan tâm là bạn sẽ lưu trữ tệp tin đó ở đâu để khách hàng có thể tải về bất cứ lúc nào họ muốn.

Một số tổ chức cung cấp dịch vụ FTP thông dụng (có thu phí) giúp bạn có thể nhập vào địa chỉ của máy chủ cần truy xuất tới, với tên và mật khẩu đăng nhập (nếu có) và các giao diện để bạn có thể dễ dàng tải về hoặc đưa lên các tệp tin của mình. Đó là các tổ chức như: Rapidshare, Megaupload, File Host, v.v... với chi phí đăng ký tài khoản khá cao tính bằng USD.

Khi bạn và doanh nghiệp của bạn sở hữu 1 máy chủ FTP, tức là bạn có khả năng chính bạn tự cho phép các đối tượng có thể cùng truy cập, sử dụng, và thao tác trên 1 vùng dữ liệu chung do chính bạn quyết định. Bên cạnh đó, bạn sẽ có khả năng phân quyền và cung cấp tài khoản truy cập cho nhiều đối tượng sử dụng dữ liệu với mức độ bảo mật cao và tốc độ truy cập nhanh bất chấp khoảng cách về địa lý.

Công ty bạn là A, và bạn có 2 chi nhánh công ty B và C (hoặc có thể nhiều hơn nữa...) nằm ở những vùng lãnh thổ cách xa nhau. Để 3 cơ sở này có thể sử dụng và liên kết dữ liệu như đang hoạt động trên cùng 1 công ty, giải pháp gửi mail sẽ không phải là một phương pháp tốt và hiệu quả đối với việc cập nhật dữ liệu thường xuyên và chưa kể dữ liệu gửi có dung lượng lớn sẽ khiến việc gửi mail trở nên chậm chạp. Lúc này, giải pháp về máy chủ FTP là tất cả những gì bạn cần.

Máy Chủ FTP Là Gì?

Máy chủ FTP (File Transfer Protocol) là gì?



Máy chủ FTP Server: FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là “Giao thức truyền tập tin”) thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet – mạng ngoại bộ – hoặc intranet – mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.

Một dịch vụ FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet. FTP làm việc tương tự như cách mà HTTP làm, truyền các trang web từ một máy chủ tới một người sử dụng trình duyệt, và SMTP dùng cho việc gửi các thư điện tử qua mạng internet. Cũng giống như các công nghệ này, FTP sửu dụng giao thức TCP/IP của internet để có thể truyền dữ liệu. FTP được sử dụng rộng rãi để tải về một tập tin từ một máy chủ sử dụng internet hoặc ngược lại (chẳng hạn tải một trang web lên máy chủ).

Sử Dụng Dedicated Server (máy chủ riêng) Đem Lại Những Lợi Ích Gì

Dedicated Server (máy chủ riêng) được coi là giải pháp tối ưu cho việc vận hành website, hệ thống e-mail và các giải pháp trực tuyến khác của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ với các bạn 6 lợi ích chính của việc sử dụng dedicated server.



Dedicated Server - máy chủ riêng

Dedicated server là một loại lưu trữ trên internet mà người dùng có thể thuê toàn bộ một máy chủ, không hề chia sẻ với bất cứ ai. Dedicated server thường được đặt tại trung tâm máy chủ dữ liệu và được cung cấp các tính năng dự phòng về tài nguyên, nguồn điện… đảm bảo sự an toàn của máy chủ.

Loại lưu trữ này cho phép bạn thuê toàn bộ một máy chủ và phải truy cập vào tất cả các nguồn tài nguyên để lưu trữ một hoặc nhiều website. Với lưu trữ trên máy chủ cho thuê, không có sự chuyển giao các tài sản hay nhân sự cho công ty lưu trữ web. Hoặc là bạn hoặc là công ty lưu trữ web sở hữu thiết bị. Điều này được quyết định dựa trên một số nhân tố tùy theo từng công ty. Công ty lưu trữ web thường không chịu trách nhiệm bất cứ điều gì ngoài các công tác lưu trữ. Các quy trình của công việc, ví dụ như các ứng dụng sửa lỗi và định hướng chiến lược là do khách hàng quản lý.

Khi chọn lựa thuê một máy chủ dedicated server cần quan tâm đến các yếu tố như hệ điêu hành, phần mềm … và các đặc tính khác sao cho phù hợp với hoạt động của tổ chức bạn. Rất nhiều công ty hiện nay đang cung cấp các giải pháp cho thuê dedicated server với nhiều ưu điểm riêng và tương thích với các máy chủ khác.

6 lợi ích chính của việc sử dụng Dedicated Server

- Không phải tốn thêm chi phí nếu bạn cần tạo thêm nhiều site

- Tăng không gian lưu trữ, giải phóng băng thông đảm bảo cho một lượng lớn truy cập đồng thời.

- Khả năng sử dụng nhiều tài nguyên. Bạn không những có thể đặt các quảng cáo hay chương trình liên kết bán hàng bao nhiêu tùy ý trên website của bạn mà bạn còn lưu trữ chính website của mình. Điều này cũng có thể mang lại cho bạn thu nhập vượt trội.

- Điều khiển toàn bộ hệ thống thông qua trình duyệt web tiện lợi.

- Với một máy chủ được sử dụng dành riêng cho công việc kinh doanh của bạn, bạn không bị hạn chế trong công việc của mình. Bạn có thể triển khai kinh doanh trên website của bạn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Bạn có thể sử dụng tất cả các quảng cáo mà bạn muốn với một máy chủ cho thuê và kiếm nhiều tiền hơn trên website của bạn.

- Do đó với độ thực thi cao, độc lập, bảo mật, tùy chọn cấu hình và nhiều thuận lợi khác của dedicated server sẽ giúp cho mọi ứng dụng trên máy chủ của bạn hoạt động tốt.

Những Kinh Nghiệm Hay Khi Mua Vps

Những kinh nghiệm chọn mua VPS phù hợp:

Trước khi chọn mua VPS, chắc hẳn các bạn đã biết hoặc tự tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về VPS. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh một vài thông tin sau: 



VPS được tạo ra dựa trên nền tảng ảo hóa nào? Điều này đặc biệt quan trọng, vì nếu chỉ nhìn thông số của VPS như dung lượng RAM, CPU thì chưa đủ chút nào. Chẳng hạn như 2 VPS sau:

– VPS1: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ KVM 
– VPS2: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ Openz Mới nhìn thì VPS1 và VPS2 giống nhau, nhưng thực chất thì VPS1 có thể tốt hơn VPS2 nhiều. Vì công nghệ Openz cho phép các công ty VPS oversell rất nhiều. Hiêu đơn giản là, 1 máy chủ vật lý có (10 core CPU, 20GB) RAM có thể tạo ra 20 thậm chí 50 VPS (1core CPU, 2GB RAM) nếu sử dụng nền tảng ảo hóa Openz.

Có rất nhiều nền tảng công nghệ ảo hóa đang được sử dụng hiện nay. Các bạn có thể tham khảo thêm từ anh Gồ với từ khóa: KVM, Openz, Hyper-V, VMWare, Xen,… 

Các thông số cấu hình của VPS

Các thông số cơ bản về VPS mà bạn cần đặc biệt quan tâm, gồm: 

– CPU: Số core, tốc độ xung nhịp 

– Dung lượng RAM

– Băng thông: băng thông giới hạn (nếu có) 

– Tốc độ internet: datacenter của công ty đó ở đâu, card mạng như thế nào 

– Thời gian up-time (tương tự shared hosting) 

– Hệ điều hành hỗ trợ: Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn chọn VPS phù hợp, một số nhà cung cấp chỉ hỗ trợ HĐH Linux (Google, DigitalOcean,..) mà không hỗ trợ HĐH Windows 

– Các dịch vụ đi kèm khác (và đương nhiên là cả giá nữa)